M&E là gì? Nhà thầu MEP là gì ?

23/06/2023

Shopcodien

Khái niệm về M&E là gì trong lĩnh vực điện xây dựng? Không dễ để phân biệt phải không? nhưng bạn cần chú ý là sẽ nhận định được. Cùng Shopcodien đi vào phần chia sẻ sau để nhận diện M&E nhé!

M&E là gì?

MEP là viết tắt chữ 3 chữ cái đầu của 3 từ tiếng Anh là “Mechanical Electrical Plumbing” hay “Mechanical and Electrical Plumbing”. Dịch sang tiếng Việt cụ thể như sau: 

✅ M là viết tắt chữ cái đầu của Mechanical có nghĩa là hệ thống cơ khí. Trong hệ thống cơ khí của các công trình xây dựng sẽ bao gồm: Hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt cùng những hệ thống khác thuộc hệ điều hành cơ khí

✅ E là viết tắt chữ cái đầu của Electrical có nghĩa là hệ về điện tại các công trình xây dựng. Trong đó nổi bật và phổ biến nhất là hệ thống nguồn điện và hệ thống chiếu sáng của các công trình. 

✅ P là viết tắt của Plumbing có nghĩa là hệ thống về nước. Hệ thống này bao gồm hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cứu hỏa chữa cháy. 

👉 MEP hay M&EP là hệ thống thống liên quan đến điện, nước và cơ khí khí của một công trình kiến trúc. Hiểu một cách khác thì MEP chính là những hệ thống có tính chất engineering của một công trình kiến trúc, giúp cho công trình kiến trúc ấy có thể đưa vào hoạt động và đảm bảo được các nhu cầu sinh hoạt của con người khi ở bên trong công trình đó. 
 

Những hạng mục của hệ thống MEP


 Hệ thống M&E rất quan trọng nó cấu thành hoàn thiện mỗi công trình và được chia làm 4 hạng mục chính như:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
  • Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)
  • Hệ thống Điện ( Electrical)
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting)

Trong 4 hạng mục chính thì hệ thống điện chiếm % khối lượng M&E nhiều nhất và được chia nhỏ ra 2 hệ thống chủ đạo

Điện nặng bao gồm:

  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
m e la gi  nha thau mep  nha thau co dien

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA ( public address system) ….

Nhà thầu thi công MEP


Nhà thầu thi công MEP là các nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín, đảm bảo năng lực tài chính trong lĩnh vực sữa chữa, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống M&E, điện công nghiệp và dân dụng, thi công hệ thống dự án điện: building và khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, chung cư cao tầng, nhà hàng khách sạn, trường học bệnh viện … 

Các nhà thầu MEP có năng lực tại Việt Nam như: Sigma, Hawee, Ree, ...

Đánh giá bài viết!

Bài viết liên quan

Tiêu chuẩn Tier

Tiêu chuẩn Tier

Shopcodien

2023-10-08 00:16:47

769

Uptime Tier là thước đo được Viện nghiên cứu chuyên nghiệp về Trung tâm dữ liệu (Uptime Institute) ban hành, với những tiêu chuẩn thiết kế, vận hành, quản lý cũng như mức độ ổn định.
Tiêu chuẩn IEEE

Tiêu chuẩn IEEE

Shopcodien

2023-10-08 00:13:07

726

IEEE là tên viết tắt của Viện các kỹ sư điện, điện tử quốc tế (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Được thành lập năm 1963 từ sự hợp nhất của Hiệp hội Kỹ sư điện Hoa kỳ (1884) và Hiệp hội Kỹ sư Vô tuyến điện (1912)
Tiêu chuẩn EN

Tiêu chuẩn EN

Shopcodien

2023-10-08 00:11:55

635

Tiêu chuẩn EN hay tiêu chuẩn châu Âu (European Standard), là các tài liệu được công nhận và duy trì bởi một trong ba tổ chức Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (ESO): CEN, CENELEC hoặc ETSI
ITU là gì?

ITU là gì?

2023-10-08 00:10:10

955

Liên minh Viễn thông Quốc tế ( International Telegraph Union - ITU) là Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là: tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện tín
ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Chứng nhận ISO là gì?

ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Chứng nhận ISO là gì?

2023-10-08 00:09:59

1228

ISO là tên viết tắc của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới